Gỗ ghép thanh hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến chỉ sau gỗ sợi MDF, MCF… Không chỉ có giá thành phù hợp mà ván ghép thanh còn có nhiều hoa văn, màu sắc tươi tắn và bắt mắt, nếu biết sử dụng sẽ tăng độ thẫm mỹ cho không gian rất nhiều. Mặc dù nhiều ưu điểm như vậy, tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết cách chọn gỗ ghép thanh chất lượng, bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bạn có thể chọn ra những sản phẩm tốt nhất phù hợp với như cầu của bạn.
I. Cấu tạo chung và quy cách của gỗ ghép thanh
1. Cấu tạo chung
Trước khi đi vào từng bước chi tiết hướng dẫn bạn cách chọn gỗ ghép thanh chất lượng, chúng ta sẽ điểm qua sơ bộ quy trình cấu tạo và quy cách chung của gộ ghép thanh từ đó bạn có thể dễ hơn trong việc chọn lựa.
Gỗ ghép thanh, ván ghép thanh có thành phần chính là gỗ rừng trồng tự nhiên như cao su, tràm, sồi, thông… sau khi chúng được khai thác sẽ được xẽ hoặc lạng ra thành các thanh gỗ nhỏ hơn, sau đó được qua quy trình hấp, sấy và ngâm với một số chất phụ gia để chống mối mọt, ẩm mốc … Các công đoạn trong quá trình sản xuất và xử lý đều trên dây chuyền công nghệ hiện đại và nghiêm ngặt trong mỗi công đoạn.
Sau khi hoành thành bước sơ chế sơ bộ thì các thanh gỗ này sẽ được đưa qua công đoạn cưa, bào, phay, ghép, ép keo, chà nhám để tạo ra một tấm gỗ ghép nguyên tấm lớn, cuối cùng các tấm gỗ này sẽ được phủ một lớp bảo vệ veneer, laminate, UV hoặc 2K làm bóng bề mặt cũng như các vân gỗ sẽ được hiện rõ ràng đẹp hơn, hạn chế tối đa trầy xước.
Bên cạnh đó để tăng độ bền, độ chắc và kết dính cho gỗ ghép thanh thì trong quá trình sản xuất lúc trong quá trình ghép sẽ được thêm một số phụ liệu như keo Phenol Formaldehyde (PF), Polyvinyl Acetate (PVAC) hoặc Urea Formaldehyde (UF),…
Trong đó có dòng keo UF là dòng keo thông dụng dùng cho gia công nội thất còn PE với hàm lượng Formaldehyde bền chắc phù hợp với công phần vật liệu ngoại thất.
2. Quy cách cơ bản của gỗ ghép thanh
Hiện nay ván ghép thanh có rất nhiều quy cách và kích thước khác nhau tuỳ theo nhu cầu nhưng trên thị trường có các loại phổ biến:
• Quy cách 1: 1000mm x 2000mm
• Quy cách 2: 1200mm x 2400mm hoặc 1220mm x 2440mm
• Độ dày ván: 8mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm,22mm, 25mm.
+ Dung sai kích thước ván:
• Chiều dày: ±1mm
• Chiều rộng, chiều dài: ± 5mm
II. 7 bước hướng dẫn bạn cách chọn gỗ ghép thanh chất lượng
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp nhất lượng
Bước đầu tiên trong 7 bước hướng dẫn bạn cách chọn gỗ ghép thanh chất lượng, đây có lẽ là bước quan trọng nhất trong tất cả các bước, vì nếu bạn chọn được nhà chung cấp nguồn gỗ ghép thanh chất lượng thì các việc còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí bạn không cần phải đến xưởng để chọn sản phẩm, mà chỉ cần yêu cầu quy cách, số lượng và đặt hàng là bạn đã có ngay những sản phẩm cực kỳ chất lượng.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp gỗ ghép nói riêng và các loại gỗ ghép thanh nói chung, nhưng để tìm được đơn vị cung cấp các sản phẩm gỗ ghép thanh chất lượng lại không phải chuyện đơn giản.
Nếu bạn đang có nhu cầu về sản phẩm ván, gỗ ghép thanh, gỗ ghép thanh các loại thì có thể liên hệ ngay, chúng tôi sẽ tư vấn và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất đúng với nhu cầu, trong thời gian giao hàng sớm nhất.
Bước 2: Kiểm tra sơ bộ ván
Sau khi bạn tìm được nhà cung cấp uy tín thì bước tiếp theo cũng khá đơn giản đó là kiểm tra sơ bộ ván, bạn có thể kiểm tra sơ bộ ván bằng cách nhìn xem ván có các dấu hiệu bất thường không, thông thường các dấu hiệu bất thường sẽ là: bong keo, ván bị hở, bị thấm nước, cong vênh, mối mọt…. thậm chí nhiều trường hợp ván còn bị nứt, tuy nhiên nếu bạn sử dụng gỗ ghép để trang trí thì những vết lỗi này sẽ không trở thành vấn đề.
Bước 3: Kiểm tra ruột ván
Ruột ván ghép thanh là các loại gỗ như sồi, tràm, cao su, thông, keo, gỗ ghép tạp… các loại gỗ này có đặc tính là dẻo dai, bền, chắc. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất có thể bị sót những thanh gỗ bị rỗng, mục, mối mọt, hư hại… vì vậy bạn cũng cần kiểm tra ruột ván một kỹ càng để tránh những tấm ván hư hại.
Bước 4: Kiểm tra bề mặt ván
Có 3 chất lượng đánh giá bề mặt ván, tuỳ vào bạn muốn loại ván chất lượng thế nào mà chọn loại ván có bề mặt phù hợp.
• Chất lượng AB: Ván ghép có mặt A đẹp và mặt B có một số điểm xấu và ít, điểm xấu có đường kính trung bình bé hơn 5mm và tối đa từ 4 – 5 điểm. Mặt hàng này phù hợp với việc sản xuất các loại gỗ thành phẩm như: mặt bàn, cửa tủ, tủ bếp…
• Chất lượng AC: Ván ghép có mặt A đẹp và mặt C có nhiều điểm xấu và không có giới hạn điểm xấu chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt đẹp.
• Chất lượng CD : Ván ghép có 02 mặt xấu có nhiều điểm xấu, mặt B có điểm xấu với đường kính trung bình bé hơn 5mm tối đa là 4 – 5, còn mặt C không giới hạn điểm xấu, chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt vừa đủ đẹp.
Độ ẩm ván ghép từ 10% đến 12%.
Tiêu chuẩn ngoại quan bề mặt
• Ván đạt chất lượng tốt về bề mặt, độ phẳng.
• Độ chà nhám mịn mặt phẳng 120.
• Trên bề mặt ván không xuất hiện ngấn nhám thùng.
• Bề mặt không trầy xước, nứt nẻ, sọc nhám.
• Các mối ghép gắn khít tốt, không hở, không xì keo.
Bước 5: Kiểm tra các mối nối ghép
Đối với gỗ ghép thanh thì các mối nối là những chốt thiết yếu giúp cho tấm ván kết dính với nhau, vì vậy bạn nên kiểm tra các mối nối ghép xem có khít với nhau không, lớp keo giữa các mối nối có chặt không, đồng thời bạn cũng cần chú ý đến các mối nối được ghép theo kiểu nào vì mỗi kiểu ghép sẽ có hoa văn và hình dán khác nhau. Nếu bạn kiểm tra thấy các mới nói bị hở, bung keo, hoặc không khít thì bạn nên lựa chọn tấm gỗ khác.
Bước 6: Kiểm tra lớp phủ bề mặt ván
Các tấm gỗ sau khi chà nhám và hoàn thiện thì sẽ được phủ một lớp bảo vệ là Veneer, Laminate, UV hoặc 2K làm bóng bề mặt cũng như các vân gỗ sẽ được hiện rõ ràng đẹp hơn, hạn chế tối đa trầy xước. Tuy nhiên có thể trong quá trình sản xuất có thể sơ sót về phần lớp bảo vệ này khiến lớp bảo vệ bị không đều, bị trầy xước. Vì đây là trên bề mặt ván nên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.
Bước 7: Kiểm tra khối lượng ván
Cuối cùng trong 7 bước hướng dẫn cách chọn gỗ ghép thanh chất lượng là kiểm tra khối lượng của gỗ ghép thanh, thông thường các tấm gỗ ghép sẽ có khối lượng khá nặng vì chúng hoàn toàn là gỗ tự nhiên rừng trồng được ghép với nhau, nếu tấm gỗ đó nặng tay thì bạn có thể yên tâm chất lượng sản phẩm còn ngược lại thì có thể tấm gỗ đó không đảm báo chất lượng, gỗ bị bọng, mục.
III. Các lưu ý khác khi lựa chọn gỗ ghép thanh.
Hiện nay có rất nhiều xưởng sàn xuất cũng như các đơn vị cung cấp gỗ ghép thanh kém chất lượng, với giá thành rẻ. Tất nhiên nhiều người ham rẻ mà mua phải các sản phẩm kém chất lượng, việc này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm cho bạn tốn thêm thời gian và chi phí.
Vì thế nếu bạn có nhu cầu mua, trước khi mua các loại ván ghép thanh, gỗ ghép thanh nói chung thì bạn cần trang bị các kiến thức cơ bản về sản phẩm chúng ta cần mua và biết được cách chọn gỗ ghép thanh chất lượng, ngoài ra việc lựa chọn các đơn vị cung cấp ván ghép thanh, các nhà máy sản xuất chất lượng, có đầy đủ các tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.
Nếu bạn không có nhu cầu quá cao, hoặc các tiêu chí sản quá tốt phẩm tốt thì có thể chọn các loại gỗ ghép thanh giá rẻ hoặc các sản phẩm thanh lý, đã qua sử dụng vài lần, các sản phẩm này rất thích hợp cho việc trang trí, hoặc làm các không gian tạo cảm giác hoài cổ, retro…không cần sử dụng các sản phẩm mới.
Trên đây là 7 bước hướng dẫn bạn cách chọn gỗ ghép thanh chất lượng, tuy việc chọn lựa các loại gỗ ghép thanh nói chung và ván ghép thanh nói riêng cũng không quá khó, nhưng việc quan trọng nhất bạn cần phải xác định được nhu cầu của bạn là gì, vì mỗi loại ván ghép thanh sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau, đồng thời nếu bạn chọn được nhà cung cấp chất lượng thì việc chọn sản phẩm sẽ đơn giản hơn rất nhiều.